Công dân Việt Nam: Tất cả công dân Việt Nam, bao gồm những người đang cư trú trong nước hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, đều có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo quy định
Người nước ngoài: Người nước ngoài muốn làm lý lịch tư pháp tại Việt Nam phải có yêu cầu hoặc có liên quan đến các thủ tục pháp lý tại Việt Nam (ví dụ: làm việc, cư trú lâu dài, xin visa, xuất nhập cảnh, v.v...).
- Đơn yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp: Cần điền vào mẫu đơn yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cung cấp:
- Giấy tờ tùy thân:
- Giấy tờ chứng minh địa chỉ cư trú (nếu có yêu cầu)
- Giấy ủy quyền (nếu có người khác làm thay).
Thông tin cung cấp cần phải chính xác, rõ ràng, chính vì vậy trước khi làm thủ tục bạn cần phải kiểm tra kỹ càng hồ sơ của mình, tránh sai sót thông tin
Thông thường, thời gian cấp phiếu lý lịch tư pháp là từ 10-15 ngày làm việc kể từ khi cơ quan tiếp nhận đủ hồ sơ đầy đủ. Tuy nhiên, thời gian có thể kéo dài thêm nếu cần phải kiểm tra thêm thông tin hoặc thẩm tra lý lịch tư pháp.
Theo điều 49 luật tư pháp năm 2009:
Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có quyền từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
1. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền;
2. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 7 và khoản 3 Điều 45 của Luật này;
3. Giấy tờ kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc giả mạo.
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực và văn bản pháp luật cụ thể mà thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp sẽ có quy định khác nhau
Theo điều 5 Nghị định 19/2021/NĐ-CP, đề cập đến thời hạn giá trị sư dụng của phiếu lý lịch tư pháp:
1. Phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi trong nước theo quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi và giấy tờ quy định tại điểm b, điểm đ khoản 1 Điều 21 của Nghị định này có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Phiếu lý lịch tư pháp, văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe, bản điều tra về tâm lý, gia đình, văn bản xác nhận thu nhập và tài sản của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
3. Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài theo quy định tại điểm e và của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 31 của Nghị định này có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
Nếu bạn không có nhiều thời gian để đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền để làm phiếu lý lịch tư pháp, bạn có thể đăng ký thủ tục trực tuyến tại cổng dịch vụ công
Bước 1: truy cập vào trang dịch vụ công https://dichvucong.dongthap.gov.vn/ và đăng nhập bằng tài khoản VNeID của bạn
Bước 2: chọn mục cấp lý lịch tư pháp
Bước 3: Điền thông tin và đăng tải hình ảnh theo yêu cầu
Bước 4: Nộp hồ sơ và thanh toán lệ phí theo quy định
Khi nộp hồ sơ bạn cần lựa chọn đúng trang website, điền đầy đủ và chính xác thông tin, hình ảnh tải lên phải rõ nét.